Ép tải là gì?

– Ép tải là ép cọc trên mặt bằng vừa và lớn, sử dụng các cục tải đối trọng bằng sắt hay bê tông. Cọc được ép xuống lòng đất bằng dàn ép thuỷ lực.

– Ép tải cho chất lượng tốt vì tải trọng ép lớn, điều chỉnh tải trọng dễ dàng.

Ép neo là gì?

– Cọc bê tông ép Neo là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Ép cọc Neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ.

– Đây là phương pháp ép cọc phổ biến nhất trong việc thi công xây dựng nhà dân, có đến 90% các nhà dân từ 3 tầng trở lên áp dụng phương pháp ép cọc neo vì một số ưu điểm của nó:

– Dễ dàng thi công ở những nơi chật hẹp

– Không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh

– Thi công đơn giản nhanh chóng ( mỗi nhà bình thường chi khoảng 1-3 ngày)

– Chi phí thấp.

Ép cọc âm là gì?

– Ép âm là ép cọc bê tông xuống sâu hơn mặt bằng thi công một khoảng cách nhất định, số mét âm tính từ đầu của đoạn cuối cùng đến mặt bằng thi công ép cọc (như hình vẽ).

– Tác dụng:  Mục tiêu chủ yếu của ép âm là tiết kiệm chi phí do phần ép âm không sử dụng cọc nên người sử dụng chỉ phải chi trả tiền nhân công, chi phí ép, ngoài ra còn giảm thêm các chi phí khác như đập phá cọc…

– Trong quá trình triển khai thi công ép cọc bê tông, thường triển khai ép cọc âm trong một số trường hợp sau:

+ Khi cọc đầu đoạn cọc cuối cùng đã ép xuống bằng mặt đất và tải trọng gần bằng tải trọng thiết kế thì tiến hành ép âm để khi ép âm đến một độ sâu nhất định cho phép thì tải trọng cũng đảm bảo tải trọng thiết kế.

+ Khi đã xác định được độ sâu tại vị trí ép cọc, thì sử dụng tổ hợp các loại cọc đưa vào ép để khi ép âm đến một độ sâu nhất định thì đầu mũi cọc cũng gặp đá hoặc nền đất cứng.